Lý do mà bạn nên nhổ răng khôn?


Nhổ răng khôn xoay quanh rất nhiều câu hỏi về nó. Như nhổ răng khôn có sao không, có nguy hiểm không, không nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không. Bài viết này sẽ thỏa hết những thắc mắc về những vấn đề trên.


Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “nhổ răng khôn có sao không”của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau:

Tại sao cần nhổ răng khôn?

Răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm ở độ tuổi trưởng thành và mọc ở vị trí trong cùng nên có thể gây nên khá nhiều phiền toái, thậm chí biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

+ Hàm của bạn không đủ lớn và răng khôn bị ảnh hưởng vì không thể mọc trồi lên khỏi nướu.

+ Răng khôn không mọc lên hết và tạo khoảng trống với nướu răng. Thực phẩm và vi khuẩn có thể kẹt dưới khoảng trống này gây sưng đỏ, đau nhức. Đây là những dấu hiệu nhiễm trùng.

+ Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể đâm vào răng số 7 kế bên khiến tiêu xương ổ răng và răng bị gãy rụng.

Đó chính là lý do giải thích tại sao bạn cần thiết phải nhổ răng khôn càng sớm càng tốt nhằm loại bỏ các biến chứng có thể xảy ra.

Quy trình nhổ răng khôn tại nha khoa

Nhổ răng khôn về cơ bản được coi là một tiểu phẫu đòi hỏi nha sỹ cần có chuyên môn và kinh nghiệm. Khác với các răng khác trên cung hàm, răng khôn nằm trong cùng trên cung hàm nên việc lấy nó ra sẽ khá khó khăn và có thể tác động đến dây thần kinh nếu kỹ thuật nhổ răng không tốt. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm với công nghệ nhổ răng khôn đau thế hệ mới thì nhổ răng khôn đảm bảo độ an toàn cao và giảm đau tối đa.

Công nghệ nhổ răng không đau đã được nha khoa thực hiện đối với hàng ngàn các ca nhổ răng khó và đều mang đến độ an toàn cao. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là bởi:

Coi trọng việc chẩn đoán: Nếu trong lúc chẩn đoán phải nhổ răng mà bạn đang bị nhiễm trùng (có cảm giác đau ở răng) thì phẫu thuật thường bị trì hoãn cho đến khi nhiễm trùng đã được giải quyết hoặc nha sĩ sẽ kê kháng sinh cho bạn. Ngoài ra, chụp x-quang cũng sẽ giúp chẩn đoán vị trí của răng khôn ra sao, có tác động đến dây thần kinh hay không, từ đó sẽ có cách nhổ răng an toàn hơn.

Gây tê nhanh chóng: Thuốc gây tê dạng xịt, dung dịch được xịt trực tiếp lên khu vực chuẩn bị thao tác và sẽ có tác dụng ngay. Thích hợp với mọi đối tượng và giảm thiểu sự lo lắng sợ hãi cho bệnh nhân vì không cần dùng đến kim tiêm.

Lấy răng ra thành từng phần một cách dễ dàng: Nha sĩ sẽ mở các mô nướu trên răng, tách các mô kết nối răng và xương sau đó cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng gắp bỏ ra. Sau đó, nếu cần thiết bác sĩ sẽ khâu các vết rạch lại. Một số dùng chỉ tự tiêu, một số cần tháo chỉ sau vài ngày.

Chế độ hậu phẫu tốt: Nha khoa cũng sử dụng kết hợp của một chất khử trùng có tên gọi là chlorhexidine và các loại vitamin và khoáng chất. Khi chúng được áp dụng cho các mô sau khi nhổ răng sẽ có hiệu quả trong việc giúp đỡ tái tạo các mô, làm giảm các vấn đề sau khai thác với ổ cắm khô và cho phép các vết thương để chữa lành một cách nhanh chóng; giảm đau đớn và sưng đến mức tối thiểu.

Xem thêm



Chính nhờ sự cẩn trọng trong kỹ thuật nhổ răng không đau mà bạn có thể yên tâm mà không phải băn khoăn nhổ răng khôn có sao không?

Sau khi nhổ răng khôn bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng cũng như chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

– Sau khi nhổ nên cắn bông gòn trong vòng 30 phút đến 1h đồng hồ để cầm máu. Tuyệt đối không được súc miệng với nước muối loãng trong vòng vài ngày sau khi nhổ răng bởi việc khạc nhổ hay súc miệng có thể ngăn cản quá trình đông máu lành thương.

– Nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt trong vài ngày đầu. Hạn chế thức ăn có tính cay nóng như ớt, hạt tiêu, thịt gà, cơm nếp. Không sử dụng thực phẩm cứng dai.

– Có thể dùng dâu tây, sữa đậu nành và sữa chua để giảm đau và lành thương nhanh hơn.

– Tránh các đánh răng quá mạnh và đụng đến chỗ răng mới nhổ.

– Khi ngủ nên kê cao gối

– Chỉ nên vận đông nhẹ nhàng, tránh các hoạt động thể chất hay thể dục thể thao quá mạnh. Cần nghỉ ngơi trong vòng 1-2 ngày đầu.

– Dùng đá lạnh và túi nước ấm để chườm lên chỗ đau nhiều lần trong ngày để giảm đau.

Tìm hiểu thêm: http://nhorangkhon.net/nho-rang-ham-tren-trong-cung/

Bài viết trên có lẽ đã cung cấp cho bạn những thắc mắc xung quanh chiếc răng khôn. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.