Hiển thị các bài đăng có nhãn boc-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Vì sao trẻ bị sâu răng?

Răng sữa của bé rất mêm yếu dể tổn thương do vậy hay bị dể bị sâu, nhưng có cần phải trị sâu răng sữa không? Vì sao bé lại hay bi sâu răng sữa? Và nên điều trị, phòng chóng sâu răng như thế nào? Hãy tham khảo qua bài viết sau đây để biết cách chăm sóc răng miệng cho con.


>> phẫu thuật cười hở lợi ở đâu tốt

Sâu răng sớm là hiện tượng xuất hiện rất phổ biến ở trẻ, chiếm tỷ lệ 30 – 50% ở các nước phát triển và đến 70% ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân do nhiều trẻ có thói quen ăn bánh, kẹo ngọt liên tục trong ngày, không theo bữa và ăn xong không đánh răng. Bên cạnh đó là việc rất ít trẻ được khám và điều trị các bệnh về răng miệng kịp thời.


Nhóm các vi khuẩn atreptococcus mutans có liên quan đến sự hình thành sâu răng. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra nhiều chất axít và sống ở môi trường pH thấp. Khi men răng bị thủng lỗ, các loại vi khuẩn khác (các lactobacillus) sẽ sinh sôi ở răng, tạo ra môi trường axít và thúc đẩy hóa trình mất khoáng. Sự mất khoáng do axít được tạo ra từ vi khuẩn phụ thuộc vào số lần tiêu thụ và loại carbohydrate có trong thức ăn.

Sâu răng sớm ở trẻ có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi. Các đối tượng có nguy cơ bị sâu răng bao gồm những trẻ thường xuyên ăn chất đường (thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, bánh snack), trẻ có nhiều người thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị sâu răng, hay trẻ có dị dạng ở răng.

Các bậc cha mẹ thường chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Nhiều cha mẹ quan niệm răng sữa chỉ tồn tại vài năm, sau đó được thay răng mới. Vì vậy rất nhiều trẻ em không được đánh răng trước khi đi ngủ mà chỉ súc bằng nước lọc. Chính việc đó đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở và hình thành những lỗ sâu răng. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy gây đau, nhức. Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng vùng mặt.

Vì vậy, để dự phòng các bệnh răng miệng và các biến chứng, cần tăng cường công tác phòng bệnh và điều trị sớm, có thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Đối với trẻ, người lớn cần hướng dẫn các em cách chải răng miệng đúng cách. Hạn chế cho trẻ ăn bánh, kẹo và nhiều đồ ngọt, hướng dẫn ăn theo bữa. Thực hiện đánh răng sau khi ăn ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.


Nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng, cần được đưa đến bác sĩ răng hàm mặt để được tư vấn và điều trị kịp thời

Vì sao nhiều chân răng bị mẻ?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị mẻ, dưới đây chúng tôi xin liệt kê các nguyên nhân chính



Hiện tượng chân răng bị mẻ:

Thực tế vùng này nằm ở sát nướu gọi là vùng cổ răng.

Nguyên nhân cổ răng bị mẻ là do răng bị chịu lực quá tải, cụ thể là:


Thường xuyên nhai đồ dai, cứng như khô mực, cơm cháy, sụn, cóc, ổi…, thường xảy ra nhiều ở các răng nhai phía sau

Nghiến răng, nhất là những trường hợp nghiến răng không kiểm soát lúc ngủ gây ra hiện tượng mẻ hầu hết các cổ răng, cả những cổ răng trước.

Nếu những chỗ mẻ đó không được trám lại ngay thì sẽ có những nguy cơ sau:

Khi uống nước nóng lạnh sẽ bị ê buốt,

Nếu bạn thích ăn đồ chua thì axit trong thức ăn chua sẽ làm chỗ mẻ đó tiếp tục bị mòn nhiều hơn, khi bị mòn đến tủy sẽ gây viêm tủy, đau nhức

Nếu dùng bàn chải đánh răng lông cứng hoặc thói quen đánh răng mạnh những chỗ mẻ cũng làm cho mòn nhiều hơn

Những chỗ mẻ bị mòn thêm nhiều quá sẽ làm gãy ngang thân răng khi cắn thức ăn cứng

Nên làm gì khi răng bị mẻ

(Trích câu hỏi khách hàng) Chào bác sĩ! Em có hai đến 3 chiếc răng cửa hàm trên bị mẻ, miếng mẻ cũng khá lớn làm mất thẩm mỹ và khó cắn thức ăn nữa. Em chưa biết phải làm thế nào để khắc phục điều này nên mong bác sĩ tư vấn giúp em răng bị mẻ phải làm sao bây giờ? Mong sớm nhận được hồi âm từ bác sĩ. Chân thành cám ơn


>> trám răng sâu cho trẻ em có đau không
>> trám răng sâu cho trẻ em có lâu không


Răng bị mẻ là tình trạng hình dáng của răng không còn được nguyên vẹn, răng bị mẻ có thể do té ngã, chấn thương, do ăn nhai cắn mạnh hoặc thậm chí do tủy răng bị viêm nên khiến răng không còn vững chắc dễ bị sứt mẻ, bể vỡ. Răng bị mẻ không chỉ làm cho việc ăn nhai trở nên khó khăn, mà còn ảnh hưởng lớn tính thẩm mỹ khi giao tiếp, cười nói.

Răng bị mẻ phải làm sao ?


Những trường hợp răng bị mẻ tốt nhất bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Khi đến với Nha Khoa KIM bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám cụ thể tình trạng răng miệng hiện tại và đưa ra giải pháp khắc phục răng bị mẻ phù hợp bằng hai phương pháp là trám răng và bọc răng sứ.

– Trám răng: Đây là phương pháp sử dụng các chất liệu nhân tạo trám lên phần răng bị sứt mẻ. Các chất liệu trám răng thường được sử dụng phổ biến là Amalgam, Fuji, Composite… Trong trường hợp răng cửa bị mẻ để đảm bảo tính thẩm mỹ cao và độ bền chắc lâu dài bác sĩ nha khoa KIM sẽ sử dụng loại chất liệu Composite`. Phần trám sẽ bằng phẳng với bề mặt răng , tương đồng về màu sắc nên bạn có thể tự tin khi cười nói. Tuy nhiên, trám răng sẽ được áp dụng trong trường hợp răng bị mẻ ở mức độ nhỏ, phạm vi ít.

– Bọc răng sứ: Đây là phương pháp nha khoa được áp dụng trong nhiều trường hợp răng bị sứt mẻ, bể vỡ, răng thưa, răng bị nhiễm màu… bằng việc sử dụng một lớp mão răng sứ có hình dáng và màu sắc giống như răng thật bọc lại bên ngoài chiếc răng bị mẻ, giúp bạn có chiếc răng hoàn chỉnh, đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài và quan trọng là thực hiện chức năng ăn nhai tốt hơn.

Hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, cùng nhiều trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật thực hiện khoa học Nha Khoa KIM sẽ giúp bạn khắc phục khuyết điểm răng bị mẻ của bạn một cách hiệu quả, mang lại cho bạn hàm răng hoàn chỉnh, chắc khỏe và thực hiện chức năng ăn nhai tốt hơn.

Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp hàn răng

Hàn răng cửa bị mẻ được coi là biện pháp tối ưu cho răng mẻ, tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phương pháp hàn trám được. Vì vậy cần phải đến trung tâm nha khoa uy tín để được các bác sĩ nha khoa thăm khám.



1. Hàn răng sâu là gì?

Do sâu răng là bệnh lý làm cho mô răng bị phá hủy và răng không thể tự phục hồi lại được nên hàn răng sâu chính là kỹ thuật dùng vật liệu nhân tạo để thay thế cho phần mô răng thật bị mất phá hủy này.

Hàn răng sâu là thao tác mà bác sĩ sẽ dùng vật liệu nhân tạo để trám bít vào vùng răng vừa được nạo sạch vết sâu. Phương pháp này có tác dụng ngăn không cho tác nhân xấu bên ngoài xâm nhập vào.


Một số ưu điểm của phương pháp hàn răng sâu

So với biện pháp phục hình răng sâu khác là bọc răng sứ thì hàn răng sâu có những ưu điểm đáng kể hơn và rất có ý nghĩa đối với bệnh nhận, cụ thể như sau:

– Hàn răng không tốn nhiều thời gian thực hiện, có thể hoàn tất chỉ trong một lần hẹn với bác sỹ.

– Hàn răng không cần phải mài răng thật nên không gây đau nhức trong và sau khi thực hiện.

– Hàn răng có chi phí thấp hơn nhiều so với bọc răng sứ tính trên một đơn răng.

– Hàn răng cho hiệu quả thẩm mỹ cao với tất cả vị trí trám răng.

Nhược điểm của phương pháp hàn răng sâu là gì?

Hàn trám răng sâu chỉ có nhược điểm lớn nhất là độ bền không cao vì bản chất của niềng răng chỉ là dùng miếng trám nhân tạo gá bám trên mô răng thật. Cho nên miếng trám không thể hòa nhập làm một hoàn toàn với mô răng thật vì thế khả năng bị bong bật, bể vỡ là khá cao.

Cách duy nhất để gia tăng độ bền, bám cho miếng trám đó là ứng dụng công nghệ trám Laser Tech hiện đại. Công nghệ sử dụng laser nha khoa thế hệ mới để hóa cứng miếng trám, chuyển vật liệu từ trạng thái dẻo sáng cứng.

Nhờ có sự tham gia của laser và công nghệ nha khoa thế hệ mới mà sau khi hóa cứng, kích cỡ miếng trám không thay đổi, không co rúm. Cho nên, độ bền và độ bám dính của miếng trám là rất cao, có thể hỗ ăn nhai được ăn nhai khá tốt….

Cách trị nhức răng tại nhà hiệu quả bạn không thể bỏ qua

Đau nhức răng không chỉ gây cảm giác khó chịu mà nó còn là biểu hiện của những bệnh răng miệng nguy hiểm. Vậy làm sao để thoát khỏi tình trạng này? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn 6 cách trị nhức răng tại nhà hiệu quả.



Đau nhức răng – nguyên nhân do đâu?

+ Sâu răng: Đây là bệnh lý răng miệng xuất phát từ chất đường tồn đọng lại trong khoang miệng sinh ra vi khuẩn, các vi khuẩn đó sẽ chuyển hóa chất đường thành axít, axít này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Ban đầu bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhẹ

+ Viêm nướu: Đây là tình trạng viêm của mô mềm và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn tồn tại trên các mảng bám trong nướu. Những vi khuẩn trong các túi nướu sẽ gây nhiễm trùng nướu, sưng, đau và phá hủy thêm xương, nếu không được hỗ trợ điều trị sớm sẽ gây đau nhức răng kéo dài, có thể bị mất răng.


Nhức răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên tình trạng đau nhức ở mỗi người có thể khác nhau về đặc điểm, mức độ và tần suất của cơn đau. Bí quyết của việc chữa trị những cơn đau này là phải đúng cách và thực sự phù hợp. Bạn có thể lần lượt sử dụng một trong 6 cách trị nhức răng đơn giản sau đây để kiểm định tác dụng và xem đâu là cách tốt cho tình trạng của mình nhé!

1. Sử dụng muối ăn để chữa nhức răng nhanh


Chắc hẳn bạn chưa biết rằng muối ăn cũng có tác dụng bất ngờ trong việc giảm cơn đau nhức răng. Khuấy một muỗng canh muối vào ly nước ấm và súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ bỏ. Nước muối sẽ làm sạch khu vực quanh răng và rút bớt chất lỏng là nguyên nhân gây sưng lợi. Có thể áp dụng phương pháp này thường xuyên nếu thấy cần thiết. Tình trạng viêm nhiễm và đau nhức của bạn sẽ được giảm đi đáng kể.

2. Cách trị nhức răng bằng trà bạc hà

Trà bạc hà vừa có mùi vị thơm ngon vừa có công dụng gây tê. Cho một muỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm khoảng 20 phút. Sau khi trà nguội, dùng chúng để súc miệng, có thể uống luôn sau khi súc miệng xong. Lặp lại thường xuyên khi cơn đau xuất hiện.

3. Cách trị nhức răng nhờ chườm đá


Một trong những biện pháp phổ biến thường hay áp dụng là lấy một cục đá nhỏ vào túi ni lông, dùng chiếc khăn mỏng bọc chúng lại và đặt lên chỗ miệng bị sưng. Điều này có thể làm giảm bớt sưng, giúp giảm đau nhức răng một cách nhanh chóng.

4. Lá trầu không trị nhức răng đơn giản


Lấy 2 hay 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút sẽ làm răng hết đau răng trong vòng 15 phút. Đây được coi là một trong những cách trị nhức răng nhanh trước khi bạn có thể đến gặp nha sĩ.

5. Ấn huyệt cũng giúp giảm cơn đau răng


Đây là một trong những phương pháp Đông y cổ truyền trong việc trị đau nhức răng. Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giao nhau nằm giữa ngón cái và ngón trỏ của bề mặt bàn tay còn lại. Ấn mạnh và giữ chặt trong khoảng 2 phút. Biện pháp này kích thích sự giải phóng endorphin, một hóc môn giúp tinh thần cảm thấy phấn chấn hơn do não tiết ra. Tuy nhiên, không được áp dụng kỹ thuật này đối với những phụ nữ đang mang thai.

6. Hỗ trợ điều trị đau nhức răng tại trung tâm nha khoa

Dù có áp dụng cách chữa đau răng nào thì việc gặp nha sĩ để khám răng bị đau nhức vẫn là điều quan trọng và cần thiết. Những biện pháp chữa trị tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Trong khi đó, nha sĩ cần kiểm tra chiếc răng đau của bạn và tìm ra nguyên nhân cũng như cách chữa trị kịp thời để tránh gây biến chứng.

Răng Nhạy Cảm là gì?

Các răng nhạy cảm không phải lúc nào cũng bị đau, mà có lúc đau lúc không. Nếu bị đau răng thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề trầm trọng hơn. Một điều quan trọng là phải cho nha sĩ biết các triệu chứng này để xác định được nguyên nhân và cách điều trị đúng.


>>chua sau rang co dau khong
>>Trị sâu răng ở đâu tốt

Nếu thỉnh thoảng bỗng dưng bạn bị đau nhói hoặc hơi tê khi cắn vào thức ăn ngọt hay chua, hoặc uống nước nóng hay lạnh, thì có thể răng của bạn bị nhạy cảm.




Nguyên Nhân Làm Cho Răng Nhạy Cảm
Ðối với các răng khỏe mạnh, các mô xốp được gọi là ngà răng được lợi và vỏ men cứng của răng bảo vệ. Khi bị mất lớp bảo vệ này, các lỗ siêu nhỏ trong ngà răng (được gọi là tiểu quản) cho phép nóng và lạnh cũng như các kích thích tố khác truyền vào trong đến dây thần kinh răng và gây chứng đau đớn.

Các nguyên nhân sau đây có thể làm cho ngà răng mất lớp bảo vệ:
Lợi teo rút do đánh răng không đúng cách hay bị bệnh lợi.
Răng bị vỡ hay răng mẻ.
Cắn chặt hoặc nghiến răng.
Tuổi cao.


PHƯƠNG PHÁP ÐIỀU TRỊ

Tùy theo kết quả chẩn đoán, nha sĩ có thể đề nghị một hay nhiều phương pháp điều trị dưới đây để làm giảm nhẹ các triệu chứng của tình trạng răng nhạy cảm:
Ðánh răng bằng bàn chải lông mịn.
Dùng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm để ngăn cho các kích thích tố không tiếp cận được dây thần kinh hoặc làm cho chính dây thần kinh bớt nhạy cảm đi.
Dùng thuốc súc miệng hoặc keo đặc chứa chất florua giúp điều trị cho răng nhạy cảm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thường thì phải dùng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm trong vòng một vài tuần lễ thì mới thấy giảm đau. Hãy theo hướng dẫn của chuyên viên nha khoa về việc thường xuyên sử dụng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm để khỏi bị đau trở lại.

Niềng răng cho trẻ em và những điều cha mẹ nên biết

Niềng rănh cho trẻ em đang là một vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Nếu như tình trạng răng lệch lạc ở trẻ không được chỉnh sửa kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và tình trạng sức khỏe răng miệng sau này. Vậy niềng răng cho trẻ em khi nào là thích hợp nhất ?


>> Nha khoa uy tín tại quận 6
>> Nha khoa uy tín tại quận 2

Giai đoạn răng sữa (Từ lúc bắt đầu mọc răng sữa – 5 tuổi)

Đây là giai đoạn trẻ đang bắt đầu mọc răng và phát triển vì thế mà các bậc phụ huynh thường không quan trọng đến việc chỉnh nha niềng răng cho trẻ vì có suy nghĩ sau này răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Nhưng các bậc cha mẹ nên biết nếu không có phương pháp niềng răng cho trẻ em phù hợp ở giai đoạn này thì sẽ ảnh hưởng đến vị trí mọc răng vĩnh viễn sau này. Vì khi nhổ bỏ răng sữa sớm thì các răng còn lại sẽ có chiều hướng mọc lên vào chỗ khoảng trống của răng đã mất, điều này làm cho các răng vĩnh viễn bên dưới không đủ khoảng trống để mọc lên trên, gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc, chen chúc hay mọc ngầm gây ra những đau nhức răng và mất thẩm mỹ về sau.


Ở giai đoạn nàu, bác sĩ sẽ rất ít chỉ định niềng răng cho trẻ mà thường áp dụng các phương pháp điều chỉnh răng trẻ mọc đúng hướng.

Niềng răng cho trẻ em và những điều cha mẹ các bé nên biết

Răng sửa có vai trò quan trọng trong việc hình thành hàm răng, cần niềng răng cho trẻ em trong gia đoạn này.

Giai đoạn răng hỗn hợp (Trẻ từ 6 – 12 tuổi)


Ở giai đoạn này, sự phát triển của răng ở trẻ đã dần được ổn định. Răng vĩnh viễn dần thay thế cho những chiếc răng sữa.

Chỉnh nha niềng răng cho trẻ em giai đoạn này giúp điều chỉnh sớm những lệch lạc răng hiện tại và sắp xếp các khoảng trống để các răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Xương hàm của trẻ lúc này phát triển tương đối ổn định nên thích hợp cho việc chỉnh sửa những sai lệch như răng hô móm, răng mọc lệch, lộn xộn và giúp cho quá trình điều trị sau này trở nên đơn giản hơn.

Giai đoạn răng vĩnh viễn hay còn gọi là giai đoạn dậy thì. Ở giai đoạn này xương hàm sẽ phát triển rất nhanh, và các vấn đề về xương hàm như hô, móm, các vấn đề về răng như mọc lệch, chen chúc, hô, móm,… sẽ biểu hiện rõ ràng nhất. Việc chỉnh nha niềng răng cho trẻ em ở giai đoạn này bác sĩ thường dựa vào sự phát triển trên tổng thể khuôn mặt và hàm răng của trẻ để lên kế hoạch nắn chỉnh răng phù hợp nhất với khuôn mặt của trẻ.

Do đó, khi trẻ bước vào giai đoạn này các bậc cha mẹ nên quan tâm và thường xuyên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra răng miệng thường xuyên, khi trẻ có những biểu hiện của sự lệch lạc răng thì bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng ngay các phương pháp chỉnh nha niềng răng phù hợp và kịp thời để giúp trẻ có hàm răng đều và đẹp hơn.

Vì sao lại bị sâu răng?

Sâu răng là những tổn thương ở tổ chức cứng của răng tạo thành lỗ trên bề mặt răng. Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng có thể ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, tổn thương sâu trên thân răng bắt đầu từ men răng, còn tổn thương trên chân răng bắt đầu từ men răng hoặc ngà chân răng.


>> Cách điều trị răng hô

Nguyên nhân là do vi khuẩn có sẵn trong miệng, chủ yếu là Streptococcus Mutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu. Vi khuẩn, acid, mùn thức ăn trên mặt răng sẽ tạo thành một màng dính vào răng gọi là màng bám răng, màng này rất dính và có ở tất cả các mặt răng đặc biệt là răng hàm, màng bám răng không những gây sâu răng mà còn gây viêm lợi và viêm quanh răng. Màng bám răng dần dần được khoáng hóa bởi các chất khoáng trong nước bọt và thức ăn tạo thành cao răng.

Sau khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn càng có điều kiện bám vào, acid càng được tạo ra nhiều hơn, tổ chức cứng (men và ngà răng) càng bị phá hủy, lỗ sâu được mở rộng và tiến về phía tủy răng. Những người bị tụt lợi hở cổ răng và chân răng thì màng bám răng sẽ bám lên và bắt đầu quá trình phân hủy thức ăn tạo acid trên bề mặt cổ răng và chân răng, mô cứng của răng bị ăn mòn tạo thành lỗ sâu. Người Việt Nam nói chung có thói quen dùng bàn chải cứng và chải ngang nên hay bị mòn cổ răng và chân răng làm lộ ngà chân răng, ngà chân răng bị hở rất dễ bị sâu.

Làm sao để phòng chống:

Những người bị tụt lợi dẫn đến hở cổ và chân răng nhiều và thưa răng cần dùng thêm bàn chải kẽ răng để làm sạch mặt tiếp giáp giữa các răng.Những răng mọc lệch lạc cần được chỉnh cho đúng vị trí vì răng mọc lệch bị bám thức ăn nhiều hơn làm tăng nguy cơ sâu răng.Tránh ăn vặt đồ ngọt nhiều lần, nên ăn thành bữa và chải răng sau bữa ăn.Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng sâu và chữa kịp thời.

Một số loại thực phẩm giúp hàm răng trắng bóng

Khám phá ngay bí quyết làm trắng răng với những thực phẩm có sẵn trong nhà bếp. Các loại thực phẩm cũng góp phần khiến hàm răng sáng bóng bên cạnh tác dụng đối với sức khỏe. 



Ăn nhiều chuối
Chuối là loại trái cây có nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Chuối không bám vào răng khi ăn nên bạn không cần lo ngại nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn. Mặt khác trong vỏ chuối còn có chất làm trắng răng. Bạn có thể lấy vỏ chuối chín chà xát đều lên bề mặt răng trong khoảng 5 phút sau đó đánh răng bình thường. Đây được coi là loại thực phẩm giúp răng trắng bóng một cách tự nhiên.


Táo giúp răng trắng hơn
Ăn táo vừa ngon miệng vừa giúp răng chắc khỏe. Táo giúp làm sạch mảng bám ở gốc răng một cách tự nhiên và tẩy những đốm vàng trên răng. Nên ăn quả táo thì tốt hơn là dùng nước táo, vì việc gọt đi vỏ táo khiến chúng giảm đi phần nào những khoáng chất có ích cho răng. Mỗi ngày 1 quả táo là bí quyết giúp bạn có hàm răng ngày càng sáng bóng hơn.

Dâu tây tẩy trắng răng
Dâu tây chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết như axit malic và citric, các vitamin A, B1, B2, C và nhiều các nguyên tố vi lượng như: Fe, Ca, P, K, Mg, Mn. Do đó, không chỉ được coi là thức uống thơm ngon bổ dưỡng mà nó còn có tác dụng rõ rệt với làn da, mái tóc và làm trắng răng cho bạn nữa đấy. Hãy chọn những quả dâu tây chín nhất, căng mọng nhất cắt đôi chúng ra rồi chà xát lên răng. Làm đều đặn liên tục như vậy ố vàng sẽ sớm từ bỏ việc bám dính trên răng bạn và mang tới một hàm răng sáng bóng tự nhiên.

Tẩy trắng răng bằng pho mát
Trong pho mát có chứa casein là một loại protein sữa, casein cùng với canxi và phốt pho hoạt động giúp cho răng khỏe mạnh hơn. Ăn pho mát sau bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và có thể thúc đẩy men tái khoáng hóa. Do đó, bổ sung thêm pho mát trong thực đơn hàng ngày cũng góp phần giúp cho răng trắng hơn.

Ăn các loại rau giòn


Rau xanh không chỉ cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể mà các loại rau giòn có thể cọ sạch, mát xa và giúp lợi chắc khỏe. Các loại rau chứa vitamin A như bí ngô, cà rốt, khoai lang, bông cải rất cần thiết cho quá trình hình thành men răng. Do đó, đừng quên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình những loại rau xanh này.

Răng sữa bị sâu nên hàn hay nhổ?

Răng sữa bị sâu nên hàn (trám răng) hay nhổ bỏ còn phụ thuộc vào tuổi của răng. Nếu răng sắp đến thời điểm rụng thì không cần thiết phải hàn, nhưng nếu còn chưa đến lúc thay răng vĩnh viễn thì cần phải cân nhắc.


Răng vĩnh viễn bên dưới khi mọc lên sẽ làm tiêu gốc răng sữa bên trên làm răng sữa lung lay và rụng đi. Hiện tượng tiêu chân răng ở răng sữa là hiện tượng sinh lý bình thường. Do đó, không nên nhổ bỏ răng sữa khi chưa đến thời điểm thay răng. Nhổ răng chỉ áp dụng khi răng sữa bị sâu quá nặng, viêm nhiễm gây đau đớn cho trẻ.


Nếu răng sữa bị sâu không chữa trị sẽ sâu nặng hơn gây viêm tủy, chết tủy, cần phải chữa tủy, nặng hơn có thể phải nhổ răng đi. Tuy nhiên, có những răng sữa bị sâu, thậm chí viêm, chết tủy nhưng răng đó đã đến thời điểm thay răng thì không cần hàn nữa mà có thể chờ để nhổ luôn

Nhưng khi răng còn có thể phục hồi thì cách nhẹ nhàng nhất chính là hàn răng sâu cho bé.

Răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch. Ở trẻ em, nếu có răng sữa sâu vẫn nên hàn sớm để giữ răng đầy đủ trên hàm dù rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Có thể bọc răng sứ cho răng hàm bị sâu được không?

Trước khi bọc sứ thì mài cùi răng sẽ được tiến hành để sửa soạn hình khối cụ thể cho răng sứ lắp lên trên. Nếu chân răng bị yếu thì việc mài cùi chắc chắn không thể tiến hành được. Ngoài ra, một chân răng khỏe mạnh sẽ là một tiêu chuẩn cơ bản để khi bọc sứ mão sứ có thể lưu giữ chắc trên răng, sát khít nướu mà không bị hở viền chân răng.

Trên thực tế, 60 tuổi vẫn có thể bọc răng sứ được bạn nhé. Tuy nhiên, răng muốn bọc sứ cần đáp ứng được những yêu cầu nhất định: phần răng không bị vỡ mẻ hơn một nửa, chân răng còn tốt, không bị lung lay. Sở dĩ trước khi bọc nha sỹ cần thăm khám kỹ và có nhưng yêu cầu này là bởi bọc sứ sẽ dùng một mão sứ bên ngoài chụp lên trên phần răng thật, nếu như răng thật của bố bạn không còn chắc chắn thì việc mài cùi bọc sứ sẽ không khả thi, nguy cơ làm hỏng răng rất cao.

60 tuổi bọc răng sứ cho răng hàm bị sâu được không?
Nếu như răng hàm của bố bạn tuy bị sâu nhưng vẫn còn chắc chắn và không bị vỡ gần hết thì hoàn toàn có thể bọc răng sứ cho răng sâu. Phương pháp này sẽ tạo ra một mão sứ bên ngoài bọc chụp bảo vệ cho răng thật khỏi tác động bên ngoài cũng như vi khuẩn có hại, giúp bảo tồn răng một cách tối đa. Phương pháp trám răng chỉ có thể giúp tái tạo hình dáng tạm thời mà không có hiệu quả lâu dài bởi khi vết trám gá lên chỗ răng sâu thì sau một thời gian sẽ bị bong bật. Bọc sứ sở dĩ có độ bền cao là bởi phương pháp này bọc trọn phần răng thật từ mặt nhai cho đến sát nướu nên hoàn toàn không xảy ra tình trạng bong bật.

Trước khi bọc sứ cho răng sâu, răng hàm sẽ được làm sạch vết sâu để loại bỏ hoàn toàn các mầm mống gây bệnh. Đây là thao tác quan trọng mà nha sỹ không thể bỏ qua. Trong trường hợp phần chân răng đã lung lay hoặc răng đã bị vỡ mẻ quá mức thì bọc sứ sẽ không có hiệu quả và bắt buộc phải nhổ răng. Chỗ chân răng hàm bị trống tốt nhất nên cấy ghép implant để hạn chế tiêu xương hàm và phục hình tốt nhất. Bọc răng sứ có hiệu quả tốt nhất khi bạn được thực hiện với công nghệ răng sứ CT 5 chiều hiện đại nhất hiện nay.

Nỗi lo lắng về chuẩn kích thước răng sứ cũng như có sát khít nướu hay không sẽ được loại bỏ hoàn toàn với công nghệ mới bởi hệ thống thiết kế răng sứ hoàn toàn trên máy tính CAD/CAM và camera siêu nhỏ truyền dẫn tín hiệu khi bọc sứ. Răng sứ sau khi bọc có độ bền chắc cao, màu sắc sáng bóng tự nhiên, hoàn toàn không bị bong bật hay xỉn màu khi ăn nhai.

Được tạo bởi Blogger.