Những lưu ý khi phẫu thuật hàm móm

Phẫu thuật hàm móm là cách sử dụng phương pháp phẫu thuật hiện đại can thiệp vào xương hàm, chỉnh hàm cho cân đối, hài hòa với khuôn mặt. Vậy khi nào thì cần thực hiện phẫu thuật hàm móm?




Hiện tượng móm là một khuyết điểm do cấu trúc xương hoặc cấu trúc răng hàm dưới đưa ra quá nhiều về phía trước. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm răng, tình trạng phát âm, một số bệnh lý khác mà còn ảnh hương trực tiếp đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt của chủ nhân.

Tùy tình trạng, mức độ móm của hàm, bác sĩ sẽ thực hiện theo 3 phương hướng cụ thể như sau:

Nếu mức độ móm vừa phải thì cắt tiền đình xương hàm dưới đẩy lùi về sau. Nhổ hai răng số 4 và đường cắt ngách lợi qua hai răng số 4. Xương hàm được di chuyển và cố định sau phẫu thuật.

Nếu mức độ móm nặng thì tiến hành phương pháp phẫu thuật hàm móm bằng công nghệ BSSO không cần nhổ răng, cắt hai cành bên hàm dưới đẩy lùi về sau và nẹp cố định hàm. Đây là phương pháp được đánh giá cao nhất hiện nay trong phẫu thuật hàm móm. Phương pháp này không chỉ giúp bạn sở hữu khuôn hàm cân đối sau phẫu thuật mà chức năng nhai cũng được cải thiện đáng kể và thời gian thực hiện phẫu thuật cũng rất nhanh chóng.

Những trường hợp móm nặng vừa do hàm trên tụt vào và hàm dưới dài quá mức thì có thể cắt hai hàm.

Chữa hàm móm là nhu cầu cần thiết để bạn có thể lấy lại một hàm răng đều đẹp và khuôn mặt
cân đối.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.