Giải đáp: Bệnh sâu răng có lây hay không?

Các nhà khoa học, qua thực nghiệm ở động vật và quan sát một số gia tộc để nghiên cứu về vấn đề benh sau rang co lay khong và kết quả cho thấy: nếu cha mẹ có nhiều răng bị sâu thì con cái cũng có nhiều răng sâu; tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở cha mẹ thấp thì tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở con cái cũng sẽ thấp.


Qua đó cho thấy, sâu răng cũng có khuynh hướng di truyền. Kết quả nghiên cứu còn chứng minh, các yếu tố của miệng đều có tính di truyền và là các yếu tố có liên quan đến sự phát sinh bệnh sâu răng như:

1)  Chất men răng vôi hoá tốt thì khả năng chống sâu răng cao, ngược lại thì khả năng chống sâu răng thấp.

2)  Nếu hình thái răng không tốt, độ lồi của mũ răng không tốt, tác dụng tự làm sạch kém, thì thức ăn thừa và vi khuẩn sẽ dễ dàng làm hỏng răng.



3)  Độ nông sâu của các rãnh trên mặt hợp của răng có tính di truyền. Nếu các khe rãnh nông, thức ăn không dễ đọng lại, dễ được làm sạch, vi khuẩn không dễ tụ lại để gây bệnh, nên ít bị sâu răng hơn. Nếu ở các khe rãnh sâu, thức ăn dễ đọng lại, vi khuẩn dễ đến tích tụ, khó vệ sinh làm sạch, nên dần dần sẽ gây sâu răng.

4)  Lượng nước bọt và độ dính của nước bọt có liên quan đến sự phát sinh bệnh sâu răng, như tuyến nước bọt sau khi trị liệu phóng xạ, lượng nước bọt giảm, độ dính tăng cao, răng sẽ nhanh chóng bị sâu.

Thực ra, đó mới chỉ là một phần, vì hiện nay yếu tố bên ngoài tác động tới bệnh sâu răng khá lớn. Các nước đang phát triển, do khả năng kinh tế kém nên y tế dự phòng cũng kém làm tỷ lệ mắc bệnh tăng cao, còn ở các nước phát triển lại hạ thấp. Căn cứ tình hình trên thì thấy nhân tố di truyền đối với bệnh sâu răng không phải là có tác dụng chủ yếu.

Các nhà khoa học nghiên cứu về tình trạng sâu răng ở người cho rằng: trong một gia đình, bệnh sâu răng ở cha mẹ và con cái có liên quan với nhau. Thống kê kết quả nghiên cứu mấy chục năm về đây cho thấy nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn.

Bị sâu răng có nguy hiểm không và àm thế nào để phòng tránh ?


1)  Cần định kỳ khử trùng bát đũa: Đũa bát thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với miệng, những vi khuẩn gây sâu răng thường phát hiện thấy ở bát đũa. Nếu định kỳ khử trùng bát đĩa sẽ diệt được vi khuẩn gây sâu răng, có tác dụng phòng ngừa lây nhiễm bệnh sâu răng.

2)  Phòng lây nhiễm sang nhau: Nếu có thể nên thực hiện chế độ ăn riêng cho từng người, hoặc những bát dĩa, thức ăn chung nên dùng thìa đũa chung để lấy thức ăn. Ngoài ra, người lớn không nên dùng thức ăn mà mình đã cắn, nhai để mớm cho trẻ.

Trên đây là một số giải đáp của chúng tôi về vấn đề bệnh sâu răng có lây không. Với những thông tin trên, hy vọng các bạn sẽ có được những kinh nghiệm để phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

Nguồn: http://dieutrirangsau.com/sau-rang-tu-ben-trong/

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.