Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Phân biệt rõ ràng viêm nha chu và viêm nướu

Viêm nướu và viêm nha chu là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng nó lại có những liên quan nhất định với nhau. Bởi những biểu hiện của hai bệnh này có phần giống nhau, nguyên nhân bắt nguồn cũng có điểm giống nhau. 

Nên thường người bệnh hay lờ mờ không phân biệt rõ rốt cuộc mình đang bị viêm nướu hay là viêm nha chu. Việc bệnh nhân không xác định được hay nói các khác không biệt biệt bệnh viêm nướu và viêm nha chu một cách dễ dàng là khó tránh khỏi. Và điều đó cũng không có gì làm lạ.

Nhiều bệnh nhân tới khám và chữa bệnh viêm nướu, nhưng khi bác sĩ thăm khám thì đó là bệnh viêm nha chu chứ không phải bệnh viêm nướu. Nhiều trường hợp thì ngược lại. Cứ nghĩ mình đang bị viêm nha chu nhưng thực chất là bị viêm nướu. Sau đây là những hướng dẫn để phân biệt bệnh viêm nướu và viêm nha chu của bác sĩ chuyên khoa. http://chamsocrangtreem.vn/benh-nha-chu-o-tre-em/

Để cho các bệnh nhân dễ dàng phân biệt bệnh viêm nướu và viêm nha chu, sau đay chúng tôi chỉ rõ sự giống nhau và khác nhau của 2 căn bệnh này. 

Điểm giống nhau là nguyên nhân phát sinh bệnh đều do quá trình vệ sinh răng miệng kém của người bệnh gây nên. Khi vệ sinh răng miệng không tốt, các mảng bám thức ăn sẽ có cơ hội bám dính vào răng, kẽ răng lâu ngày tạo nên vôi răng và sinh ra vi khuẩn hoạt động, gây tổn thương cho răng. http://chamsocrangtreem.vn/viem-tuy-rang-o-tre-em/

Biểu hiện của bệnh viêm nướu là nướu đổi sang màu đỏ, bị sưng phồng lên, đau nhức, dễ bị chảy máu nướu nếu có vật kích thích như đánh răng hoặc xỉa tăm. Còn biểu hiện của bệnh nha chu thì có vẻ phức tạp hơn. Bởi bệnh viêm nha chu nó không chỉ ảnh hưởng tới răng, nướu mà còn ảnh hưởng tới tổ hợp xung quanh răng và xương ổ răng. 

Có thể nói, viêm nướu là một biểu hiện nhỏ của bệnh viêm nha chu. Khi bệnh viêm nha chu phát triển tới xương ổ răng chứng tỏ bệnh đang ở mức nguy hiểm đáng cảnh báo. http://chamsocrangtreem.vn/viem-nuou-rang-tre-em/

Bệnh viêm nướu có thể được xem là những biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm nha chu. Lúc này bệnh mới chỉ ảnh hưởng tới nướu và chưa có gì nghiêm trọng nhiều. Nên khi điều trị ở giai đoạn này bệnh sẽ rất nhanh chóng hồi phục và có thể chấm dứt một cách gọn gàng. Bác sĩ chỉ cần thực hiện các bước đơn giản là làm sạch cao răng kết hợp với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giúp khoang miệng luôn trong trạng thái sạch sẽ là căn bệnh có thể hồi phục.

Nhưng nếu để bệnh phát triển nặng hơn, phức tạp hơn khi xương ổ răng đã bắt đầu bị tiêu và chân răng lung lay tới mất răng thì quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn, tốn kém hơn và việc điều trị cho bệnh chấm dứt một cách gọn gàng là không thể. Bởi vì xương ổ răng và răng không có cơ chế tự phục hồi vì thế nó không thể phục hồi về như cũ được. Nguy cơ người bệnh phải sống chung với bệnh viêm nha chu là rất cao.

Bệnh lý tủy răng trẻ nhỏ đáng quan tâm hơn

Tủy răng là mô liên kết có mạch máu, bạch mạch và thần kinh, nằm trong khoang tủy, giới hạn xung quanh bởi mô ngà cứng bao gồm hai phần: tủy buồng và hệ thống ống tủy. Tủy răng đảm nhiệm chức năng dẫn truyền thần kinh và nuôi dưỡng răng.

Bệnh lý tủy chủ yếu là bệnh viêm các thành phần mô học tủy răng, thường tiến triển một chiều gây nên các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau tùy giai đoạn tiến triển của bệnh. Hiện nay bệnh lý tủy răng là một bệnh hay gặp và khá phổ biến. Hiểu rõ về bệnh lý tủy răng sẽ giúp cho nha sỹ thực hành điều trị  cũng như phòng ngừa những nguy cơ gây ra cho tủy răng trong quá trình thực hành nội nha. Diễn biến bệnh lý tủy qua 3 giai đoạn sau: viêm tủy có hồi phục; viêm tủy không hồi phục và hoại tử tủy.

Bệnh lý tủy với khởi phát là viêm tủy có hồi phục nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra viêm tủy cấp, sau đó tủy sẽ bị hoại tử dần đưa đến viêm tủy mãn rồi đến tủy chết, thối. Điều trị  bệnh lý tủy răng là phương pháp hạn chế áp dụng điều trị trong nha khoa. Vì khi điều trị tủy răng sẽ làm cho răng bị 'chết'. Răng sau khi điều trị tủy sẽ trở nên giòn, dễ vỡ.
Bệnh lý tủy răng trẻ nhỏ đáng quan tâm hơn
Bệnh lý tủy răng trẻ nhỏ đáng quan tâm hơn

Những chất hoại tử của tủy có thể thoát qua lỗ chóp chân răng gây nên những bệnh lý vùng quanh chóp, viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm..., hoặc tụ lại ở chân răng tạo nên u hạt, nang chân răng... Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất răng. Ngoài ra, vi khuẩn có thể gây những biến chứng ở xa như viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc... 

Tủy răng được cấu tạo bởi khối mô liên kết non giàu mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng nằm trong hốc tủy được bao bọc xung quanh bởi lớp mô cứng của răng đó là ngà (ngoại trừ lỗ chóp chân răng). Đặc điểm của mạch máu tủy răng là mạch máu tận cùng, vào ra hốc tủy bởi lỗ chóp chân răng, nên khi tủy bị viêm thì dễ bị xung huyết đè nén gây đau nhức và dễ bị hoại tử.

Bệnh lý tủy thông thường là biến chứng của sâu răng, nhưng chưa có một số liệu chính xác nào nói đến tỷ lệ bệnh tủy và bệnh vùng quanh chóp. Nguyên nhân gây bệnh có thể chia làm 3 nhóm: Do vi khuẩn: vi khuẩn và sản phẩm của vi khuẩn đi vào tủy qua ống ngà (sâu ngà) hoặc qua lỗ chóp chân răng (bệnh nha chu). Nguyên nhân tự tạo: đó là do những lỗi về điều trị và kỹ thuật. Do chấn thương: chấn thương nhẹ liên tục và chấn thương mạnh gây gãy răng.

Bệnh ở tuỷ răng gồm: Viêm tuỷ răng sữa, trường hợp này ít gây đau, nhanh dẫn đến tuỷ chết, thường chỉ đau khi đã bị viêm quanh cuống; Tuỷ buồng chết, tuỷ chân sống, kẽ chân răng viêm, sưng lợi ngoài. Ít thấy ngà bệnh lý ở tuỷ răng sữa.

Tuy nhiên, trong những trường hợp tủy răng bị tổn thương, bị nhiễm trùng do chấn thương hay sâu lớn thì điều trị tủy răng là phương pháp điều trị cần thiết. Điều trị tủy răng sẽ làm cho bệnh nhân hết cảm giác đau nhức. Sau khi điều trị tủy răng, răng sẽ được bọc mão sứ để kéo dài tuổi thọ.

Điều trị tủy răng hoàn toàn không ảnh hưởng đến thần kinh như một số người lầm tưởng. Tuy nhiên, điều trị tủy răng là một trong những phương pháp điều trị phức tạp, điều trị mất nhiều thời gian và đòi bác bác sĩ nhiều kinh nghiệm.

Răng sữa cũng là một trong những mắt xích quan trọng trong hệ thống phát âm của trẻ, bên cạnh lưỡi, họng, cuống họng, dây thanh quản... Nếu thiếu răng, đặc biệt là thiếu nhiều răng, bé sẽ không thể phát âm được tròn tiếng. Sâu răng sữa sớm là một trong những nguyên nhân khiến hàm răng vĩnh viễn sau này bị lệch lạc.

Tuy nhiên, điều trị tủy răng cho trẻ thường gặp nhiều khó khăn vì trẻ thường không chịu nằm yên trên ghế cho bác sĩ điều trị. Hiện nay y khoa vô cùng phát triển, nếu con bạn bị mắc bệnh lý tuỷ răng sữa, hãy cho bé đến khám ngay tại các phòng khám, bệnh viện uy tín.

Ở trẻ em, điều trị tủy răng cũng là cần thiết để giữ răng sữa không phải nhổ sớm. Bởi vì, nếu răng sữa nhổ sớm, đặc biệt là răng hàm ở trong sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau. Răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch. 

Xem thêm:

Phân biệt răng vĩnh viễn với răng sữa

Các bậc phụ huynh thường hay nhầm lẫn răng vĩnh viễn với răng sữa, dẫn tới sai lầm là răng sâu thì cứ nhỗ rồi răng khác sẽ mọc lên thay thế.

Răng hay bị nhầm lẫn là răng hàm 6 tuổi vĩnh viễn (răng cối thứ I mọc lúc 6 tuổi) http://chamsocrangtreem.vn/cach-chua-sau-rang-cho-tre-em/




Để giúp cho bà mẹ phân biệt được răng sữa và răng vĩnh viễn cần chú ý các điểm sau:

* Trẻ được 2 tuổi: hoàn tất bộ răng sữa

* Đến 6 tuổi chú ý răng hàm vĩnh viễn thứ I (răng cối lớn thứ I) đầu tiên mọc phía sau các răng hàm sữa: răng nầy có kích thước to hơn răng sữa bên cạnh, và đếm tứ chính giữa hàm vào nó là răng số 6. Trong khi răng sữa chỉ đếm tới 5.

Răng hàm vĩnh viễn thứ I là răng vĩnh viễn đầu tiên mọc trên hàm và không thay cho bất cứ một răng sữa nào. http://chamsocrangtreem.vn/tre-bi-sau-rang-ham-phai-lam-gi-de-het-dau-nhuc/

Răng vĩnh viễn thứ hai kế tiếp thay cho răng cửa sữa là răng cửa giữa vĩnh viễn hàm dưới mọc lúc 7 tuổi. Răng vĩnh viễn hàm dưới luôn luôn thay trước răng hàm trên vài tháng. Từ 7-8 tuổi răng cửa giữa vĩnh viễn hàm trên mới mọc.Khi mọc răng cửa trên thường rất to. 

Các phụ huynh thường lo âu về 2 răng cửa trên vì nó thấy to quá, không cân xứng với khuôn mặt của trẻ. Nhưng vì đây là răng vĩnh viễn và là răng của một người trưởng thành chứ không phải của đứa trẻ nhỏ, khi đã mọc rồi nó không thay đổi nữa và nó chỉ thích hợp với xương hàm của trẻ khi trưởng thành (18 tuổi). Ở 7 tuổi xương hàm của trẻ còn quá nhỏ, kích thước xương hàm còn tiếp tục to ra cho đến khi trẻ được 18-20 tuổi (Khi đó mới có răng khôn)

Như vậy muốn phân biệt răng vĩnh viễn với răng sữa ta phải chú ý

- Trước nhất là tuổi mọc răng: trước 6 tuổi chưa có răng vĩnh viễn,

- Sau 6 tuổi chú ý răng trong cùng là răng hàm vĩnh viễn thứ nhất đó là răng số 6,(Răng sữa chỉ đếm tới số 5 từ ngòai vào)

- Kích thước mặt nhai của răng hàm to hơn răng sữa http://chamsocrangtreem.vn/tre-bi-sau-rang-ham-phai-lam-gi-de-het-dau-nhuc/

- Trong khoảng 8 tuổi đến 12 tuổi, trên hàm mọc lẫn lộn răng sữa với răng vĩnh viễn như vậy nên chú ý đến kích thước của răng, toàn bộ các răng vĩnh viễn đều to hơn răng sữa

- Màu của răng vĩnh viễn vàng sậm hơn răng sữa. Từ 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và không còn răng sữa nữa và lúc đó trẻ đã có 28 răng vĩnh viễn.

Lưu ý khi trẻ thay răng

Thông thường quá trình thay răng ở trẻ sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi, cũng có những trường hợp thay răng sớm khi trẻ còn 4 tuổi hoặc ngược lại là muộn khi trẻ 8 tuổi. Và chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ 12 hay 13 tuổi.

Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Vì thế, các ông bố bà mẹ có thể đoán được thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này, đồng thời biết được thứ tự của những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Nếu như thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối. http://chamsocrangtreem.vn/nho-rang-sua-bi-sau/



Thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng – ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng. Cũng như, các răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những chiếc răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.

Ngoài ra, một số thói quen xấu của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Ví dụ như khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào đó. Việc tác động này còn có thể gây ra viêm nhiễm nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để trẻ bỏ dần những thói quen xấu này.

Khi nào cần đưa trẻ tới nha sĩ ?  http://chamsocrangtreem.vn/tre-2-tuoi-cham-moc-rang/

Giai đoạn quan trọng nhất có thể gọi là tiền đề cho một hàm răng vĩnh viễn ở trẻ đó là giai đoạn mà trẻ còn cả răng sữa và răng vĩnh viễn cũng đã mọc lên. Vì thế, cần đưa trẻ tới các phòng khám nha để theo dõi thường xuyên ngay cả khi các bậc phụ huynh thấy răng trẻ mọc đều và thẳng.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà và nhổ bằng chỉ. Việc làm này rất dễ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Khi những chiếc răng bắt đầu lung lay các bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa, ở đây bác sĩ sẽ lựa chọn cách xử lý thích hợp nhất: hoặc nhổ hoặc tiếp tục chờ răng rụng.

Một số trường hợp đặc biệt như răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Hay trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí. http://chamsocrangtreem.vn/nanh-sua-o-tre-so-sinh/

Hãy luôn theo dõi sát sao quá trình thay răng ở trẻ và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai. Nếu những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn, cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả. Căn dặn để trẻ tránh chạm tay và đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng thay cũng như dạy trẻ cách chăm sóc cẩn thận những chiếc răng mới mọc và đừng quên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.

Khi một đứa trẻ lớn lên, song song với việc dạy dỗ để hình thành những đức tính tốt cho trẻ thì các bậc phụ huynh cũng cần đặc biệt quan tâm tới giai đoạn thay răng của con em mình. Có như vậy những đứa trẻ của chúng ta sẽ luôn có được hàm răng đều đẹp và nụ cười xinh xắn.

Cần biết khi niềng răng cho trẻ

Nếu trẻ có ít răng, kích cỡ răng nhỏ và vòm hàm phát triển bình thường hoặc mức độ sai lệch nhẹ thì khả năng không nhổ răng khi niềng sẽ cao hơn. Nếu phải niềng răng cho trẻ em, chị có thể yên tâm vì Trung tâm có bác sỹ giỏi và chuyên sâu về chỉnh nha đã và đáng đảm trách niềng răng cho nhiều trẻ thành công.

Có không ít trường hợp niềng răng phải nhổ răng do răng mọc dày và có quá nhiều răng khấp khểnh. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp niềng răng chỉnh nha trẻ em http://chamsocrangtreem.vn/chinh-nha-cho-tre-em/ không phải nhổ răng. Đối với niềng răng cho trẻ em cũng tương tự như vậy, có trường hợp phải nhổ răng và không nhổ răng. Tất cả đều tùy thuộc vào tình trạng răng cụ thể của bé như thế nào.

Nhưng nếu trẻ có vòm hàm quá hẹp, có quá nhiều răng, kích cỡ răng quá to nên các răng chen chúc nhau thì đương nhiên nếu muốn niềng răng không còn cách nào khác là phải nhổ bớt răng mới có thể sắp xếp lại được toàn hàm răng.

Do đó, nếu chị muốn biết chính xác bé có phải nhổ răng khi niềng hay không vẫn cần phải đưa cháu đến trực tiếp Trung tâm để thăm khám mới khẳng định chính xác được. Việc thăm khám tại Trung tâm là miễn phí nên chị có thể yên tâm. Chỉ cần đặt lịch trước và thu xếp một buổi là chị và cháu sẽ có thể về trong ngày, không mất nhiều thời gian. Răng trẻ bị đen http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-bi-moc-lech/ rất dễ gặp phải khi không vệ sinh đúng cách lúc đeo niềng

Hơn nữa, Trung tâm hiện đang ứng dụng công nghệ niềng răng mắc cài 3M UGSL hiện đại do các chuyên gia hàng đầu về chỉnh nha thuộc Bệnh viện Răng hàm mặt danh tiếng Forsyth – Hoa Kỳ sáng chế thành công.

Công nghệ này giúp di chuyển răng với tốc độ nhanh hơn, bên bỉ và chính xác theo dự đoán của bác sỹ, không bị sai lệch dù trải quá nhiều tháng. Nhờ thế, khi niềng răng cho trẻ em sẽ sớm đạt được độ thẩm mỹ cao nhất.

Đặc biệt, công nghệ này có thể giúp niềng răng cho trẻ em theo cách nhẹ nhàng nhất không gây đau nhức khó chịu như nhiều kỹ thuật chỉnh nha đơn thuần.

Có thể yên tâm khi cho bé niềng răng tại Trung tâm. Bác sỹ sẽ cố gắng kiểm soát và hạn chế tối đa việc nhổ răng. Chỉ khi thật sự cần thiết và bắt buộc, bác sỹ với chỉ định nhổ răng khi niềng cho bé, nhưng chắc chắn quá trình nhổ răng cho bé sẽ vô cùng an toàn, ít đau nhức và chóng lành thương nhất.

►Xem thêm: Răng hàm của bé có thay không? http://chamsocrangtreem.vn/rang-ham-cua-tre-co-thay-khong/

Răng nanh sữa mọc trước răng cửa ở trẻ có sao không ?

Việc răng mọc như thế nào, thời điểm, thế răng, hình thể và trình tự ra sao nằm ở các yếu tố nội tại bên trong cơ thể bé.


Sự mọc răng không bất biến và giống nhau ở nhiều trẻ. Đôi khi bạn sẽ nhận thấy có những hiện thực không đi theo đúng quỹ đạo của những điều tưởng chừng như là quy luật. Răng nanh mọc trước răng cửa cũng là một sự đi ngược lại quy luật nói trên và không hiếm gặp. http://chamsocrangtreem.vn/rang-sua-bi-sau-co-nen-han-khong/ Vậy Răng nanh sữa mọc trước răng cửa ở trẻ phải làm sao?

1. Tại sao răng nanh sữa mọc trước răng cửa?



Thông thường, hai chiếc răng nanh sữa đầu tiên sẽ mọc khi bé bước vào tháng tuổi từ 16 đến 22. Trong khi đó răng cửa sữa đã mọc vào khoảng tháng thứ 6 – 12. Tuy nhiên, không có nghĩa đây là lịch mọc răng sữa chuẩn với tất cả các bé. Vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như việc răng nanh sữa mọc trước răng cửa.


Răng nanh sữa mọc trước răng cửa không nguy hiểm cho sức khỏe của bé
2. Răng nanh sữa mọc trước răng cửa có nguy hiểm không?

Đây được coi là do cơ địa và không phải là sự bất thường nghiêm trọng, đáng lo ngại như nhiều phụ huynh lo lắng. http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-moc-rang-som-co-tot-khong/

Cho dù răng nanh sữa mọc trước răng cửa cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển thể chất của trẻ, cũng không chứng tỏ được bất cứ điều gì cho thấy rằng cơ thể trẻ có những bất thường. Dẫu sao đó cũng chỉ là những chiếc răng sữa, không tồn tại lâu dài với bé.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn lo ngại thì có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ để biết cách khắc phục vì răng nanh sữa cũng có ảnh hưởng đến sự mọc răng nanh vĩnh viễn về sau.


Răng nanh sữa mọc trước răng cửa có ảnh hưởng đến sự mọc răng nanh vĩnh viễn
3. Cách khắc phục răng nanh sữa mọc trước răng cửa

Do răng nanh sữa có ảnh hưởng đến sự mọc răng nanh vĩnh viễn về sau nên nhiều khả năng sẽ phải nhổ răng nanh sữa cho bé.

Tuy nhiên, việc nhổ răng nanh sữa cần phải đúng thời điểm và sau một thời gian theo dõi cụ thể tại phòng nha.

Nếu bạn không muốn nhổ răng nanh sữa cho bé thì có thể để răng rụng tự nhiên và chờ răng nanh vĩnh viễn mọc lên sẽ chỉnh sửa sau.

Khi nhổ răng cho trẻ, chú ý đặc biệt đến kỹ thuật nhổ răng. Tốt nhất nên ứng dụng công nghệ Piezotome nhổ răng siêu âm hiện đại với các mũi cắt siêu âm sắc bén và linh hoạt. Răng cần nhổ sẽ được tách ra khỏi ổ của nó một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng, giúp bé nhổ răng mà không đau đớn gì.
Xem thêm: Nhổ răng an toàn không đau, không biến chứng Piezotome

Ngoài ra, cũng có một mẹo nhỏ bạn có thể dùng để tác động vào chiếc răng nanh sữa ngay khi nó mới nhú. Bạn chỉ cần dùng nước muối pha loãng thấm lên vùng lợi mới nhú có đầu màu trắng của bé thì tự khắc nó sẽ rụng đi.


Có thể đưa trẻ đi nha sỹ để thăm khám tình trạng răng nanh sữa mọc trước răng cửa

Cho dù bạn có tác động đến hay không thì răng nanh sữa mọc trước răng cửa vẫn được xem là không có gì nguy hiểm nên bạn có thể yên tâm. Chỉ khi bạn muốn tác động để về sau bé có hàm răng hoàn hảo thì mới cần đưa đến nha sỹ.

Tại Nha khoa quốc tế cũng đã có không ít trường hợp trẻ có răng nanh sữa mọc trước răng cửa và được đưa đến trung tâm để theo dõi răng định kỳ và đăng ký lịch điều trị nếu có những bất thường về sau, khi bé bước vào giai đoạn mọc răng vĩnh viễn. Các bác sỹ của Trung tâm cũng rất khuyến khích điều này nếu bạn có điều kiện. Vì hàm răng đều đặn cũng chính là một món quá có ý nghĩa vô cùng lớn với cuộc đời con trẻ mà bạn có thể tặng cho bé ngay từ bây giờ.

Tầm quan trọng của răng sữa

Sâu răng không được điều trị sẽ dẫn đến mất răng. Mất răng sữa sớm có thể làm răng thay thế mọc sớm hơn so với tiến trình bình thường. Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và phát âm. Nếu trẻ mất răng cửa sữa sớm, ngay trước khi bắt đầu phát âm, sẽ làm trẻ phát âm chậm lại hoặc bị thay đổi.



Nhiều trường hợp sâu răng gây đau nhức, nhiễm trùng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, học hành, sinh hoạt của trẻ.


Răng sữa sau này sẽ được thay thế bằng răng cố định khi trẻ bước vào độ tuổi đi nhà trẻ. Vì thế nhiều người lầm tưởng và không có cái nhìn đúng về răng sữa. Họ cho rằng răng sữa không quan trọng và chuyện mọc răng sữa vì thế không được nhiều bậc phụ huynh chú ý. Các nhà khoa học và nha sĩ hàng đầu thế giới cho rằng đó là những suy nghĩ sai lầm mà các bậc phụ huynh cần phải thay đổi và nhìn nhận lại. Thực chất răng sữa không hề kém quan trọng so với răng cố định mà nó còn đặc biệt quan trọng với sức khỏe răng miệng của trẻ trong những năm đầu phát triển.

Ở nước ta, thói quen đưa trẻ đi khám răng định kỳ còn là một điều rất xa xỉ. Thường chỉ đưa trẻ tới Nha sỹ khi trẻ có các vấn đề về răng miệng như: Đau răng, sâu răng, nhiễm trùng răng hay răng mọc lệch lạc …


Tầm quan trọng của răng sữa.

Răng sữa đóng vai trò rất quan trọng trong những sinh hoạt thường ngày của trẻ nhỏ. Đặc biệt răng sữa ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sức khỏe, thẩm mỹ và đặc biệt là vấn đề phát âm của trẻ.

Răng sữa đóng vai trò then chốt trong việc ăn uống của trẻ nhỏ. Khi trẻ bước vào khoảng tháng thứ 6 thì sẽ được các mẹ bắt đàu cho ăn dặm, được bổ sung những thức ăn cứng và khó tiêu hơn thời gian trước. Vì thế răng sữa chính là công cụ giúp trẻ nhai, nghiền nát thức ăn như răng cố định ở người lớn vậy.



Thật sai lầm khi các bậc phụ huynh có suy nghĩ chỉ răng cố định mới quan trọng và răng sữa trước sau sẽ được thay thế bằng răng cố định nên sẽ chẳng ảnh hưởng gì. Nhưng các nhà khoa học cho rằng : Các bậc phụ huynh không hề nhìn ra tầm quan trọng của răng sữa. Răng sữa chính là tiền đề để mọc răng cố định. Răng sữa góp phần quan trọng vào tính chất cũng như độ thẩm mỹ của hàm răng cố định sau này. Răng sữa giúp định vị và hướng cho răng cố định mọc, giúp răng cố định mọc đều hơn và chắc hơn. 


Răng sữa giống như vật đánh dấu giúp giữ chỗ cho răng cố định mọc lên sau này. Một răng sữa mọc lên ở trên hàm sau một khoảng thời gian chân răng sẽ bị tiêu dần và thay thế vào đúng vị trí đó là mầm răng cố định nhú mọc lên. nếu vì tác động ngoại lực hoặc vì bệnh lý mà răng sữa mất quá sớm, khi đó răng cố định vẫn chưa nhú mọc, mầm răng cố định chưa kịp nhú mọc thì sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình mọc lên của răng cố định và tính chất thẩm mỹ của hàm răng. Răng cố định khi mọc lên sẽ bị xô lệch, nghiên, đẩy sang vị trí răng khác hoặc tệ hại hơn là nó không thể mọc lên được. Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe hàm răng và tính thẩm mỹ của khuôn miệng trẻ khi trẻ lớn.

Nhiệm vụ quan trọng có thể nói là nó chiếm tầm quan trọng hàng đầu đó là giúp trẻ phát âm tốt. Nếu răng sữa bị mất quá sớm nó sẽ ảnh hưởng tới vấn đề phát âm của trẻ. Trẻ có thể nói ngọng và đây là một tật rất khó chữa lành lặn.

Vì sao trẻ mọc răng nanh trước răng cửa ?

Việc răng mọc như thế nào, thời điểm, thế răng, hình thể và trình tự ra sao nằm ở các yếu tố nội tại bên trong cơ thể bé.



Hầu hết tất cả mọi người có quá trình mọc răng tuân theo một trình tự và giống nhau. Tuy nhiên, ở một số trường hợp trẻ nhỏ, răng nanh sữa mọc trước răng cửa, tạo nên sự bất thường khó giải thích.

Tại sao răng nanh sữa lại mọc trước răng cửa?



Thông thường, trẻ nhỏ bắt đầu bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên vào tháng thứ 6 và đa số răng cửa của trẻ sẽ mọc trước sau đó mới đến những răng khác. Tuy nhiên, đây cũng không phải là lịch mọc răng chuẩn với tất cả trẻ nhỏ. Vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như việc răng nanh sữa mọc trước răng cửa.


Răng nanh sữa mọc trước răng cửa có nguy hiểm không?

Việc răng nanh sữa mọc trước răng cửa không phải là hiện tượng hiếm, trên thực tế hiện tượng này xảy ra là do cơ địa chứ không phải sự bất thường nguy hiểm nào như nhiều bậc phụ huynh vẫn lo lắng.


Răng nanh sữa mọc trước răng cửa sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sự phát triển thể chất của trẻ, cũng như không có bất kỳ sự bất thường nào. Hơn nữa răng sữa chỉ tồn tại trong một khoảng thời thay thế vào đó là các răng gian ngắn sau đó sẽ rụng đi vàvình viễn khác nên nó càng không phải là vấn đề quá cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu thật sự bạn vẫn không thật sự an tâm về sự bất thường này thì bạn nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến về cách khắc phục, vì răng sữa cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc mọc răng vĩnh viễn về sau.


Cách khắc phục răng nanh sữa mọc trước răng cửa

Do răng sữa có ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn về sau nên trong nhiều trường hợp răng nanh sữa mọc trước răng cửa cần phải nhổ bỏ để tránh những sai lệch về sau cho răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, việc nhổ răng nanh sữa cần phải thực hiện đúng thời điểm và phải được sự chỉ định của bác sĩ.


Trường hợp bạn không muốn nhổ răng nanh sớm cho trẻ thì có thể để răng nanh vĩnh viễn mọc lên rồi có sai lệch sẽ chỉnh lại sau.

Khi nhổ răng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần quan tâm đặc biệt đến kỹ thuật nhổ răng, bởi vì việc nhổ răng có thể xảy ra nhiều biến chứng không mong muốn nếu không được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề và đúng kỹ thuật. Tốt nhất, các bậc cha mẹ nên bỏ chút thời gian để tìm hiểu và lựa chọn cho trẻ những nha khoa uy tín, với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, quá trình nhổ răng an toàn, tránh gây đau đớn cho trẻ.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mẹo để làm cho răng nanh sữa tự rụng đi. Nếu có dấu hiệu răng nanh sữa mọc trước răng cửa, bạn chỉ cần sử dụng nước muối pha loãng thấm lên vùng lợi mới nhú có đầu màu trăng của trẻ thì nó sẽ tự rụng đi.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc răng nanh sữa mọc trước răng cửa không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào đối với trẻ. Vì thế chỉ trong trường hợp bạn muốn trẻ có hàm răng đẹp không xảy ra bất kỳ sai lệch nào thì nên cho trẻ đến nha khoa để được theo dõi ngay từ sớm.


Cũng có không ít những trường hợp trẻ gặp phải tình trạng răng nanh sữa mọc trước răng cửa đã đến đăng ký thăm khám và theo dõi định kỳ để kịp thời có hướng xử lý nhanh gọn nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường, khi bé bắt đầu mọc răng trưởng thành. Đây là việc được các chuyên gia nha sỹ rất khuyến khích để bảo vệ hàm răng chắc khỏe và đều đẹp cho bé ngay từ khi còn nhỏ.

Lưu ý khi trẻ thay răng phải được quan tâm

Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Thông thường quá trình thay răng ở trẻ sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi, cũng có những trường hợp thay răng sớm khi trẻ còn 4 tuổi hoặc ngược lại là muộn khi trẻ 8 tuổi. Và chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ 12 hay 13 tuổi.

Vì thế, các ông bố bà mẹ có thể đoán được thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này, đồng thời biết được thứ tự của những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Nếu như thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng – ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng. Cũng như, các răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những chiếc răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.

Ngoài ra, một số thói quen xấu của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Ví dụ như khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào đó. Việc tác động này còn có thể gây ra viêm nhiễm nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để chỉnh nha cho trẻ em bỏ dần những thói quen xấu này.
Giai đoạn quan trọng nhất có thể gọi là tiền đề cho một hàm răng vĩnh viễn ở trẻ đó là giai đoạn mà trẻ còn cả răng sữa và răng vĩnh viễn cũng đã mọc lên. Vì thế, cần đưa trẻ tới các phòng khám nha để theo dõi thường xuyên ngay cả khi các bậc phụ huynh thấy răng trẻ mọc đều và thẳng.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà và nhổ bằng chỉ. Việc làm này rất dễ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Khi những chiếc răng bắt đầu lung lay các bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa, ở đây bác sĩ sẽ lựa chọn cách xử lý thích hợp nhất: hoặc nhổ hoặc tiếp tục chờ răng rụng.

Trong giai đoạn này, một số trẻ duy trì những thói quen xấu như: mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, mút môi, chống cằm… Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, răng trẻ bị mủn, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Và nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ sẽ không có được khóe miệng đẹp, nụ cười xinh.

Nhưng nếu chẳng may những đứa trẻ của bạn gặp phải những tình trạng răng miệng trên, thì các phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. Bởi giai đoạn này khuôn mặt và xương hàm vẫn chưa phát triển hoàn toàn nên rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng nhờ những khí cụ chuyên dụng. Những khí cụ này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết kế đảm bảo cho trẻ không có cảm giác quá khó chịu và trẻ vẫn có thể ăn uống được bình thường. Chữa tủy răng cho trẻ kịp thời có thể duy trì được tuổi thọ răng.

Hãy luôn theo dõi sát sao quá trình thay răng ở trẻ và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai. Nếu những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn, cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả. Căn dặn để trẻ tránh chạm tay và đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng thay cũng như dạy trẻ cách chăm sóc cẩn thận những chiếc răng mới mọc và đừng quên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.

Một số trường hợp đặc biệt như răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Hay trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.

Những thức ăn đồ uống nào có hại cho răng?

Thức ăn chứa nhiều chất bột đường: bánh kẹo, nước ngọt, kem, si-rô… Trong thành men răng của chúng ta có hàng tỷ vi sinh vật sinh sống, chỉ 15 phút sau khi ăn những chất ngọt, các sinh vật này đã sinh sôi nảy nở nhanh chóng, chúng cũng hấp thu và tiêu hóa số đường này và biến đường thành acid hữu cơ tấn công men răng dẫn đến sâu răng, cho nên cần phải hạn chế tối đa các loại thực phẩm này, nếu ăn thì phải đánh răng ngay sau khi ăn.


>>Chua tuy rang cho tre

Không phải ai cũng có được hàm răng như ý muốn. Một cái miệng đẹp, một nụ cười duyên dáng phụ thuộc rất nhiều vào vẻ đẹp của hàm răng. Tiêu chuẩn của một hàm răng đẹp là răng phải đều đặn, trắng bóng, sạch sẽ và lợi phải hồng hào. Vậy phải làm gì để chăm sóc hàm răng luôn trắng đẹp?
Những thức ăn đồ uống nào có hại cho răng?



- Rượu, cà phê, nước trái cây cũng là những thứ dễ làm đổi màu men răng, vì vậy nên tạo thành thói quen xúc miệng hoặc đánh răng ngay sau khi thưởng thức những món ăn này.

- Đồ uống có gas: khiến cho men răng bị hủy hoại nghiêm trọng, vì trong đồ uống có gas có chứa hàm lượng lớn acid gây bào mòn men răng.

- Những trái cây có vị chua: các acid trong trái cây có vị chua có thể bào mòn men răng.

- Hút thuốc lá: không những gây nguy cơ ung thư phổi, vòm họng mà còn là nguy cơ của các bệnh quanh răng và ung thư khoang miệng. Hút thuốc lá gây chứng tụt lợi để lộ chân răng, đặc biệt là ở những răng cửa gây mất thẩm mỹ, giảm khả năng liền vết thương của lợi, răng ố vàng, nhiều cao răng, cho nên không hút thuốc lá hoặc bỏ hút thuốc lá là một trong những biện pháp giữ gìn sức khỏe cho răng miệng và cho cả cơ thể nói chung.
Cần tránh những thói quen có hại cho răng:

- Hạn chế ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm hỏng men răng

- Thói quen ăn vặt nhiều: khi mảng bám kết hợp với đường và tinh bột sẽ sinh ra acid tấn công men răng làm răng bị sâu, ăn vặt quá nhiều sẽ làm quá trình phá hủy men răng diễn ra nhanh hơn.

- Ăn đồ quá nóng, quá lạnh, dùng răng cắn mạnh vào vật cứng, ra sức xé thức ăn quá dai là những thói quen nên tránh, vì nó sẽ tác động trực tiếp đến lớp men răng, xuyên qua lớp men răng ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong răng như tủy răng và chân răng, có thể làm sứt tủy, ê răng, hỏng lớp men răng và tủy răng.

- Không đánh răng sau khi ăn: đánh răng giúp loại bỏ mảng bám gây phá hủy men răng.

- Không lấy hết những thức ăn thừa mắc lại ở các kẽ răng mà bàn chải không lấy hết đi được.

- Xỉa răng quá nhiều và quá lâu: làm rộng các kẽ răng, làm thức ăn dễ bị mắc lại sau ăn và gây tổn thương lợi.

- Không khám răng và làm sạch cao răng định kỳ: khám răng định kỳ giúp phát hiện ra những vấn đề về răng miệng để điều trị kịp thời, việc lấy cao răng định kỳ có tác dụng chống viêm lợi và viêm quanh răng.

- Không trám răng sâu: khi bị sâu răng nên đến nha sĩ trám hoặc nhổ răng nếu cần thiết, điều này giúp bảo vệ hàm răng và chống lại nguy cơ răng bị lung lay, rụng răng.

- Dùng bàn chải không tốt: không nên dùng bàn chải cứng và quá cũ dễ gây tổn thương cho răng và miệng, nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần.

Như vậy để có một hàm răng trắng bóng, không sâu răng chúng ta cần hạn chế các loại thức ăn, đồ uống gây hại cho răng đã nêu ở trên, loại bỏ những thói quen không tốt có hại cho răng miệng. Việc giữ vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách giữ một vai trò quan trọng. Đánh răng ngay sau khi ăn là điều quan trọng nhất và phải thực hiện thành thói quen. 

Thời gian cho mỗi lần đánh răng là 2 phút, chải kỹ cả 3 mặt của hàm răng, chải răng theo chiều dọc chứ không đánh ngang cổ răng. Nên dùng chỉ nha khoa làm sạch những kẽ răng bên trong. Khi đánh răng xong nên xúc miệng bằng nước súc miệng để làm sạch mọi ngóc ngách trong miệng. Khám răng định kỳ và lấy cao răng 6 tháng 1 lần là một thói quen tốt.

Được tạo bởi Blogger.