Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

5 lời khuyên cho răng khỏe mạnh

Tránh ăn đồ ngọt, nhai kẹo cao su, dùng chỉ nha khoa, sử dụng nước súc miệng, đánh răng mỗi ngày,… là những cách tốt nhất để có hàm răng khỏe mạnh.

Các nha sĩ là thành viên liên hiệp sức khỏe răng miệng Pháp đã đưa ra 5 lời khuyên đăng tải trên về các cách chăm sóc răng miệng đơn giản nhất mà hiệu quả nhất hiện nay:
1. Đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 1 – 2 phút.

Xem thêm
http://benhvienranghammattphcm.org/benh-viem-nha-chu-co-khoi-han-duoc-khong.html

Mỗi ngày, vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên chải răng để giảm nguy cơ sâu răng, đảm bảo sức khỏe răng miệng. Thời gian đánh răng nên là 43 đến 57 giây với chải bằng tay và 2 phút với bàn chải điện.


2. Tránh ăn nhiều đồ ngọt, ăn vặt

Nước bọt không chỉ khiến bạn không có cảm giác khô miệng, khô cổ mà còn giúp làm trôi các vi khuẩn trú ngụ trong răng, làm trung hòa axit tấn công men răng. Nhưng tác động của nó rất chậm nên bạn không thể cứ ăn cả ngày rồi chờ nước bọt thực hiện nhiệm vụ được. Tốt nhất là nên hạn chế ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt vì chúng rất có hại cho răng và dễ khiến bạn bị béo phì.



3. Nhai kẹo cao su sau khi ăn

Kẹo cao su ở đây đương nhiên là kẹo không đường. Khi bạn nhai kẹo sau bữa ăn khoảng 20 phút sẽ kích thích miệng tiết nước bọt giúp trung hòa axit còn trong miệng sau khi ăn. Kẹo cao su cũng giúp cho bạn có hơi thở thơm mát.

4. Dùng chỉ nha khoa mỗi tối

Chúng ta thường có thói quen sử dụng tăm sau khi ăn để loại bỏ các mảnh vụ thức ăn còn trong kẽ răng nhưng điều này sẽ khiến khe răng ngày càng rộng hơn. Thay vì đó bạn nên sử dụng chỉ nha khoa và bạn có thể chỉ cần sử dụng 1 lần/ngày vào buổi tối sau khi đã đánh răng là được.

5. Sử dụng nớc súc miệng

Có không ít các bài viết trên mạng nói về việc sử dụng nước súc miệng là có hại. Thực tế thì bạn chỉ không nên sử dụng những loại nước súc miệng để chữa bệnh trong thời gian dài vì chúng thường dùng để khử trùng và tránh các biến chứng. Bạn không nên sử dụng các loại nước súc miệng đó thường xuyên nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Còn các loại nước súc miệng của các hãng mỹ phẩm hiện nay đều đã qua kiểm định của Bộ y tế nên bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng nhé.

Răng tốt có màu gì?

Do ảnh hưởng từ các thông tin quảng cáo, chúng ta luôn nghĩ rằng, răng trắng là răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, không phải răng càng trắng thì càng tốt? Một hàm răng khỏe mạnh tự nhiên sẽ có màu hơi vàng

Do ảnh hưởng từ các thông tin quảng cáo, chúng ta luôn nghĩ rằng, răng trắng là răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, không phải răng càng trắng thì càng tốt? Một hàm răng khỏe mạnh tự nhiên sẽ có màu hơi vàng !

Xem thêm
http://bacsinhakhoa.net.vn/chinh-nha-chua-ham-ho-khong-can-nieng-rang-uy-tin-nhat-o-dau/

Chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu kết cấu của răng. Trên bề mặt ngoài răng của chúng ta có một lớp men răng được tạo ra bởi canxi hoá bán trong suốt. Dưới lớp men này là một lớp màu vàng nhạt được gọi là ngà răng. Lớp men này cũng giống như lớp men trên đồ sứ, nó rất cứng, là tổ chức cứng bậc nhất trong cơ thể. Nó có màu vàng nhạt hoặc trắng sữa (màu ngà voi). 



Màu sắc đó có liên quan đến mức độ canxi hoá của chất men răng. Nếu mức độ canxi hóa càng cao hơn thì độ trong suốt càng lớn hơn, làm cho màu vàng của lớp bên trong càng dễ thấy hơn nhưng sẽ mang màu vàng nhạt. Nhưng nếu mức độ này thấp hơn, răng sẽ có màu trắng hơn và không trong suốt. Lý do ở đây là để tăng cường độ, độ dày của lớp men răng sẽ che lấp màu vàng của lớp bên trong đi mà làm cho chất men răng có màu trắng và không trong suốt.

Răng khỏe mạnh không phải răng màu trắng

Hàm răng khoẻ đẹp, sáng bóng là do mầm răng phát triển tốt, sự canxi hoá được hoàn toàn, lại được chăm sóc tốt theo thời gian. Hiểu được những đặc trưng này của răng, chúng ta sẽ hiểu được vì sao răng không nhất thiết càng trắng mới càng tốt. Màu răng nguyên thuỷ, khỏe mạnh tự nhiên của răng sẽ là màu vàng nhạt bán trong suốt.

Răng hỏng gây hại cho cơ thể

Chúng ta luôn có suy nghĩ hàm răng chỉ đơn thuần mang lại thẩm mỹ cho khuôn miệng, tham gia vào quá trình nghiền nát thức ăn, mà không biết được tầm quan trọng xa hơn của ” góc con người ” này. Thực chất thì đôi khi chỉ cần nhìn vào màu sắc của răng, sự sắp xếp của răng và tình trạng của răng mà bác sĩ có thể kết luận được tình trạng sức khỏe của bạn.

Răng hỏng gây hại cho cơ thể

Một khi bộ ăn nhai này có vấn đề thì chắc chắn bạn đang phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe mà bạn không hề để ý. Và đây là những bệnh phổ biến chúng ta có thể sẽ mắc phải nếu răng hỏng và không có biện pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm
http://chinhnhathammy.weebly.com/nha-khoa/phau-thuat-tham-my-that-bai-gay-roi-loan-tam-ly

♦ Bệnh về đường tiêu hóa

Răng có chức năng ăn nhai và nghiền thức ăn nhỏ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, một khi răng bị hư hỏng hoặc bị ê nhức thì chức năng này bị ảnh hưởng và lực nhai sẽ giảm dần, thức ăn không được làm nhỏ kỹ. Gây nên những hạn chế cho việc hấp thụ thức ăn của dạ dày. Điều này lí giải vì sao những trường hợp có tình trạng răng miệng bị hỏng luôn có vấn đề về các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa.


♦ Bệnh đau đầu

Đau đầu là một trong những triệu chứng thường thấy khi bị sâu răng. Khi các ổ sâu bị ăn và nó gây kích thích vào hệ thống dây thần kinh gây đau. Một khi răng bị viêm tủy thì nó sẽ gây ra những cơn đau dữ dội làm chạm vào và ảnh hưởng đến dây thần kinh số V và dây thần kinh số VII vì thế sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội và kéo dài.

♦ Bệnh viêm xoang

Những bệnh viêm nhiễm răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng viêm xoang mũi. Do chân răng (răng hàm trên) nằm sát xoang hàm, nên khi vùng bị sâu lan rộng sẽ làm tổn thương xoang, gây nên những cơn đau nhức dữ dội. Khi đó, nếu ở giai đoạn sớm, bạn chỉ cần điều trị sâu răng, đồng thời bệnh xoang sẽ tự khỏi. Nếu muộn, bạn không chỉ phải nhổ bỏ răng mà xoang đã viêm nhiễm nặng nề. Khi đó, người bệnh cần điều trị thêm cả xoang.

♦ Hỏng răng nguy cơ dẫn đến lệch mặt, méo miệng

Răng liên quan mật thiết tới dây thần kinh sinh 3 cho nên nó sẽ ảnh hưởng hai hàm và cả mắt. Đặc biệt, dây thần kinh số VII chạy phía trong hàm, cho nên một khi dây thần kinh này bị ảnh hưởng thì nó sẽ gây nên liệt cơ mặt và méo miệng.

♦ Gây ra bệnh tiểu đường, đau tim

Khi bị bệnh viêm nhiễm nha chu, các vi khuẩn có trong túi nha chu khi mà không được hút sạch, điều trị kịp thời và chữa trị tốt sẽ có nguy cơ gây suy yếu hệ tim mạch, tăng nguy cơ tai biến mạch máu, đột quỵ, suy tim.

Thêm vào đó, vi khuẩn nha chu và độc tố của chúng gián tiếp tác động lên gan làm sản sinh những chất có hại cho hệ thống tim mạch.

Vi khuẩn cũng theo đường tuần hoàn máu đến các tế bào và gây nên hiện tượng “kháng insulin”, khiến tuyến tụy phải cố gắng tăng tiết insulin. Nếu tình trạng này kéo dài, tuyến tụy sẽ suy nhược dẫn đến bệnh tiểu đường.

Thậm chí theo một nghiên cứu khoa học, nhiễm trùng nha chu khi đang mang thai còn có khả năng gây nên sự giãn nở và co thắt tử cung dẫn đến sinh non

Cách cải thiện hàm răng cho người lớn tuổi

Càng nhiều tuổi thì các bộ phận trong cơ thể càng thái hóa, xuống cấp, gây nên những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Và hàm răng cũng vậy, khi tuổi tác tăng lên nó sẽ tỷ lệ nghịch với sức khỏe răng miệng. Nhiều người cao tuổi sẽ ngỡ ngàng bởi sức khỏe răng miệng không còn được tốt như xưa nữa. Nó bắt đầu có những vấn đề gây ảnh hưởng nhiều tới những nếp sống sinh hoạt thường ngày. Và làm thế nào để cải thiện hàm răng cho người lớn tuổi là thắc mắc của nhiều người.


Số lượng tuổi tác tăng lên đồng nghĩa với việc răng yếu đi, dễ bị tổn thương hơn và mắc nhiều bệnh lý hơn do sức đề kháng của người già không còn tốt như khi trẻ. Tạo cơ hội cho vi khuẩn trong khoang miệng hoạt động. Hơn nữa, khâu chăm sóc răng miệng của người già cũng kém hơn, không thường xuyên nữa cho nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng của các cụ. http://implantkimdentistry.edu.vn/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-rang-vau.html



Ở người già, răng bị gãy, vỡ, nứt…diễn ra sẽ thường xuyên hơn so với khi còn trẻ, bởi tuổi về già, tất cả các bộ phận đều có dấu hiệu lão hóa kể cả răng. Điều này không những làm ảnh hưởng tới chức năng của răng mà còn ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ nữa. Để cải thiện được tình trạng này, các bác sĩ nha khoa khuyên các cụ nên bọc răng sứ mỗi khi có tình trạng răng gãy, vỡ, nứt…để khôi phục lại chức năng ăn uống cho răng và tính thẩm mỹ cho khuôn miệng. http://implantkimdentistry.edu.vn/co-cach-nao-chua-mom-nhanh-khong.html

Răng miệng bị thoái hóa dẫn tới tình trạng mặt nhai bị hư hại, hệ thống tủy răng gặp vấn đề, không còn nguyên vẹn như cũ. Tình trạng sâu răng, viêm nhiễm răng miệng ở người già cũng chiếm tỷ lệ cao hơn giới trẻ vì thế để khắc phục các vấn đề này, bác sĩ khuyên các cụ nên đi phục hình răng miệng và có thể áp dụng các biện pháp phục hình sau để cải thiện :
Cách cải thiện hàm răng cho người lớn tuổi

♦ Trám răng

Phương pháp này được áp dụng cho những răng bị sứt. mẻ nhẹ…để khắc phục tình trạng xuống cấp của răng cũng như để hạn chế vi khuẩn tấn công vào các vị trí răng bị sứt, mẻ tiến vào tủy răng làm chết tủy răng gây mất răng…

Trám răng giúp răng miệng người lớn tuổi thực hiện chức năng ăn nhai bình thường, đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể và giúp giữ gìn sức khỏe thật tốt.

♦ Bọc răng sứ

Áp dụng cho tất cả các trường hợp vỡ răng, gãy răng, răng bị tổn thương nặng, nhẹ…Bọc răng sứ không những giúp người bệnh khôi phục chức năng ăn uống bình thường mà còn có thể khắc phục được tính thẩm mỹ cho khuôn miệng. http://implantkimdentistry.edu.vn/trieu-chung-dau-nhuc-sau-khi-boc-rang-su.html

Ngoài những phương pháp phục hình nha khoa trên, bác sĩ còn có thể áp dụng những biện pháp nha khoa khác hiện đại hơn nhằm cải thiện hàm răng cho người lớn tuổi. Để khắc phục các tình trạng thái hóa răng miệng cũng như bảo vệ hàm răng các cụ nên chăm chỉ vệ sinh răng miệng thật tốt, đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh lý tủy và quanh chóp

Bệnh lý tủy thông thường là biến chứng của sâu răng, nhưng chưa có một số liệu chính xác nào nói đến tỷ lệ bệnh tủy và bệnh vùng quanh chóp.

>>chăm sóc sau phẫu thuật chỉnh hàm hô như thế nào

Bệnh lý tủy và quanh chóp

Tủy răng được cấu tạo bởi khối mô liên kết non giàu mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng nằm trong hốc tủy được bao bọc xung quanh bởi lớp mô cứng của răng đó là ngà (ngoại trừ lỗ chóp chân răng). Đặc điểm của mạch máu tủy răng là mạch máu tận cùng, vào ra hốc tủy bởi lỗ chóp chân răng, nên khi tủy bị viêm thì dễ bị xung huyết đè nén gây đau nhức và dễ bị hoại tử. Bệnh lý tủy và quanh chóp.

Bệnh căn

Nguyên nhân gây bệnh

Có thể chia làm 3 nhóm
Do vi khuẩn: vi khuẩn và sản phẩm của vi khuẩn đi vào tủy qua ống ngà (sâu ngà) hoặc qua lỗ chóp chân răng (bệnh nha chu)
Nguyên nhân tự tạo: đó là do những lỗi về điều trị và kỹ thuật
Do chấn thương: chấn thương nhẹ liên tục và chấn thương mạnh gây gãy răng.

Đường xâm nhập vào tủy


Có thể theo 3 đường
Xâm nhập trực tiếp qua ống ngà như trong sâu răng hay hóa chất đặt lên ngà
Sự khu trú của vi khuẩn ở trong máu đi đến tủy răng
Viêm tủy ngược dòng do viêm nha chu.

Hình thể lâm sàn và triệu chứng
Tủy viêm có khả năng hồi phục

Triệu chứng chủ quan

Đau do kích thích như ăn ngọt, chua, lạnh

Thời gian đau ngắn khoảng vài giây

Thực chất cơn đau là đau nhói và khu trú

Bệnh nhân không có tiền sử của một cơn đau trước đây.

Triệu chứng khách quan

Lỗ sâu nhiều ngà mềm, nạo hết ngà mềm có thể thấy ánh hồng của tủy hoặc lộ sừng tủy gây đau nhiều

Gõ và lung lay răng không đau

Thử nhiệt độ: lạnh gây đau
Tủy viêm không có khả năng phục hồi

Có thể là cấp, bán cấp, kinh niên, có thể là một phần hay toàn phần. Trên lâm sàng viêm tủy cấp được xem như viêm tủy có triệu chứng và viêm tủy kinh niên được xem như viêm tủy không có triệu chứng.
Viêm tủy cấp

Triệu chứng chủ quan

Cơn đau tự phát kéo dài thường hay xảy ra vào ban đêm : là khi bệnh nhân nằm xuống

Cơn đau có thể do kích thích như sự thay đổi nhiệt độ, thức ăn lọt vào lỗ sâu

Cơn đau có thể nhói hay âm ỷ, khu trú hay lan tỏa

Đau từng cơn hay liên tục.

Triệu chứng khách quan

Gõ ngang đau nhiều, gõ dọc đau nhẹ hoặc không đau

Khám thấy răng sâu lộ tủy hay nướu xung quanh răng đó có túi nha chu

Nhiệt độ: nóng đau, lạnh giảm đau

Thử điện có giá trị nghi ngờ để chẩn đoán chính xác tình trạng

Viêm tủy cấp triệu chứng có thể dai dẳng hay giảm bớt nếu dịch tiết được dẫn lưu (lấy thức ăn nhồi nhét trong lỗ sâu, rửa sạch…) nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy kinh niên, hoại tử tủy.
Viêm tủy kinh niên

Triệu chứng chủ quan: thường không có hoặc chỉ đau thoáng qua khi có kích thích

Triệu chứng khách quan: tùy hình thể bệnh ta có:

Viêm tủy triển dưỡng

Do một kích thích cường độ nhẹ liên tục trên mô tủy giàu mạch máu, thường gặp ở những bệnh nhân trẻ

Bệnh nhân không có triệu chứng trừ một cơn đau nhẹ thoáng qua khi nhai

Khám có một nấm đỏ mọc giữa thân răng dùng thám trâm chọc vào bệnh nhân đau ít đồng thời máu chảy ra nhiều.

Vôi hóa ống tủy: Do chữa răng, điều trị nha chu (cạo láng gốc răng làm đứt tuần hoàn máu ở ống tủy phụ), mòn răng do sinh lý, mòn răng do cơ học, chấn thương hay một số yếu tố không rõ nguyên nhân làm cho tủy răng bị viêm. Răng không có triệu chứng nhưng có thể hơi đổi màu Thường nhận biết bởi phim tia X (do có sự tích tụ một số lượng lớn ngà thứ cấp suốt dọc hệ thống ống tủy)

Nội tiêu: Chỉ phát hiện trên phim tia X, thấy có sự lan tràn của mô tủy với sự phá hủy ngà răng. Trường hợp nặng có thể thấy đốm hồng xuyên qua men

Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người
Hoại tử tủy. Do tủy viêm không hồi phục mà không điều trị, hoặc xảy ra tức khắc sau chấn thương mạnh. Tủy hoại tử có thể bán phần hay tòan phần

Được tạo bởi Blogger.